KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
DỰ ÁN: PHẦN QUY HOẠCH SỐ 02 – KHU NGHĨ DƯỠNG VÀ NHÀ Ở CAO CẤP THE EMPIRE
GÓI THẦU: THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN NGẦM 37 CĂN BIỆT THỰ
ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG HÒA HẢI, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, TP ĐÀ NẴNG
I. MỤC ĐÍCH
- Xác định và đánh giá các tình trạng khẩn cấp.
- Văn bản hóa cách thức xử lý và hướng dẫn cách ứng phó khi xảy ra các tình trạng khẩn cấp.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Khi xảy ra các sự cố khẩn cấp.
- Cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty và tất cả những người có liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty.
III. NỘI DUNG
1. Nhận biết các tình trạng khẩn cấp
Các sự cố đặc biệt khi xảy ra được xem là tình trạng khẩn cấp:
- Cháy nổ tại công trường thi công, các nơi làm việc khác do cháy nổ bình oxy, ga, axetylen, máy phát điện, máy hàn, vật tư dễ cháy….
- Tai nạn ngã cao (lỗ thông tầng, hố kỹ thuật, cẩu tháp, cầu thang bộ, giàn giáo…) có thể do say sóng, say nắng, bệnh hoặc té ngã do trượt chân.
- Gẫy, đổ cần cẩu, sập giàn giáo, tụt ben, đứt cáp khi đang cẩu hàng do tụt áp thủy lực hoặc do tuột cáp, đứt cáp…
- Bị ngạt do làm ở khu vựt kín, ngạt nước, rơi xuống nước.
- Điện giật.
- Ngộ độc thực phẩm (có thể do dịch bệnh truyền nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nguồn nước uống bị nhiễm bẩn….)
- Ngoài ra tùy tính chất công việc tại nơi làm việc, công trường khi thi công, cán bộ quản lý trực tiếp, cán bộ an toàn phải xác định các tình huống khẩn cấp khác có thể xảy ra để xây dựng các biện pháp ứng cứu phù hợp.
2. Xây dựng biện pháp chuẩn bị và đáp ứng với các sự cố khẩn cấp
Trách nhiệm
- Phòng an toàn, đội trưởng, bộ phận liên quan phối hợp xây dựng biện pháp chuẩn bị và đáp ứng các sự cố khẩn cấp có khả năng đã nêu ở mục 1
Thực hiện
Biện pháp chuẩn bị và đáp ứng phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định các vị trí có khả năng xảy ra.
- Công tác chuẩn bị: Bao gồm nhân lực, thiết bị cần sử dụng cho ứng cứu, cấp cứu, phương tiện và cách thức trao đổi thông tin.
- Công tác ứng cứu.
- Công tác sơ tán (nếu cần): Xác định hướng sơ tán và vị trí tập kết an toàn cho con người và tài sản.
- Biện pháp chuẩn bị và đáp ứng cho mỗi sự cố khẩn cấp phải được thành lập văn bản và phê duyệt, soát xét định kỳ hoặc sau khi sự cố khẩn cấp thực sự xảy ra.
3. Phê duyệt
- Phương án, biện pháp chuẩn bị và đáp ứng cho mỗi sự cố khẩn cấp phải được Đại diện lãnh đạo phê duyệt trước khi ban hành hoặc sau khi sửa đổi.
4. Thông tin cho các bên liên quan
- Phương án, biện pháp chuẩn bị và đáp ứng cho mỗi sự cố khẩn cấp đã được phê duyệt phải được phân phối tới tất cả các bộ phận trong toàn Công ty và các đơn vị có liên quan.
- Trưởng các bộ phận các trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên trong bộ phận mình biết, thấu hiểu về các biện pháp này.
5. Huấn luyện, diễn tập
- Huấn luyện phòng cháy chữa cháy cho đội được thực hiện 01 năm/ 01 lần do cán bộ an toàn chịu trách nhiệm
- Các huấn luyện khác do Trưởng các đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo.
Diễn tập
- Phòng cháy chữa cháy cho đội được thực hiện 01 năm/ 01 lần do cán bộ an toàn chịu trách nhiệm
- Các trường hợp còn lại được thực hiện 03 năm/ 01 lần do các cán bộ an toàn lao động phối hợp các đơn vị, bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm.
6. Đánh giá kết quả
- Sau mỗi lần diễn tập phải được lập báo cáo đánh giá hiệu quả của các phương án, biện pháp ứng phó được áp dụng, để xem xét đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với tình huống xảy ra.
7. Báo cáo kết quả và lưu hồ sơ
- Báo cáo kết quả diễn tập phải được trình Đại diện lãnh đạo xem xét tình hiệu quả
PHÂN CẤP ỨNG CỨU
Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra trong quá trình thi công, làm việc, các trường hợp khẩn cấp được phân thành 3 cấp độ khác nhau cấp I, cấp II, cấp III.
1. Tình huống khẩn cấp I
Trường hợp sự cố, tai nạn nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chổ. Công trường và Công ty hoặc nhà thầu quản lý các hoạt động tại khu vực xảy ra sự cố chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên
2. Tình huống khẩn cấp II
Trường hợp sự cố, tai nạn gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo các phương án thỏa thuận trước.
Đơn vị hoặc đội quản lý các hoạt động hoặc khu vực xảy ra sự cố, tai nạn chịu trách nhiệm ứng cứu và phối hợp các lực lượng tham gia ứng cứu. Trong những trường hợp đặc biệt cần thiết, Ban lãnh đạo công ty Vĩnh Lạc sẽ phối hợp chỉ đạo ứng cứu.
3. Tình huống khẩn cấp III
Trường hợp sự cố gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc gây thiệt hại toàn bộ công trình. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các sự cố cấp thấp hơn do không kiểm soát được và phát triển theo xu hướng xấu đi ngày càng nghiêm trọng. Trong các tình huống này, Công ty CP Vĩnh Lạc sẽ trực tiếp chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp, yêu cầu sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan và các trung tâm ứng cứu khẩn cấp.
Link tải DOCX: https://link4.net/lmAQl