Bài kiểm tra sơ cấp cứu tại chỗ
Link tải: https://link4.net/IiyRc
Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Những trường hợp cần cầm máu khẩn cấp:
A - Đứt tĩnh mạch. C - Đứt động mạch, cụt chi, cụt tay.
B - Đứt bất kể ở chỗ nào. D - Tất cả các trường hợp nêu trên
2. Kiểu băng đối với vết thương ở mặt ngoài nếp gấp khuỷu là:
A - Hình xoáy chôn ốc. C - Hình múi bưởi.
B - Hình số tám. D - Tất cả đáp án trên.
3. Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân bị ngừng tim và ngừng thở:
A - Tìm người đến hỗ trợ.
B - Cấp cứu tại chỗ, kiên trì, liên tục cấp cứu.
C - Chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế.
D - Tìm người đến hỗ trợ và chuyển ngay đến cơ sở y tế.
4. Khi cấp cứu ngừng tim ngừng thở, nếu có một người cấp cứu thì sẽ:
A - Ép tim 15 lần, hà hơi thổi ngạt 1 lần.
B - Ép tim 15 lần, hà hơi thổi ngạt 2 lần.
C - Ép tim 15 lần, hà hơi thổi ngạt 3 lần.
D - Ép tim 15 lần, hà hơi thổi ngạt 4 lần
5. Cố định gãy xương cánh tay, cẳng tay cần mấy nẹp?
A - 1 nẹp C - 3 nẹp
B - 2 nẹp D - 4 nẹp
6. Vết thương có lòi não. Trước khi băng vết thương:
A - Sát khuẩn vết thương và gạt tổ chức não đi.
B - Không được phép gạt tổ chức não đi, không sát khuẩn, dùng bát sạch úp kín.
C - Ấn tổ chức não vào.
D - Sát khuẩn vết thương dùng bát sạch úp kín
7. Nguyên tắc chọn nẹp cố định gãy xương:
A - Chọn nẹp ngắn hơn so với xương bị gãy.
B - Chọn nẹp đủ độ cứng, đủ độ dài cố định được khớp phía trên và phía dưới vị trí gãy.
C - Chọn nẹp đủ độ cứng
D - Chọn nẹp mềm có độ dài bằng chiều dài xương gãy.
8. Sau khi buộc dây Garo trong trường hợp cầm máu khẩn cấp:
A - Nếu thấy phía dưới tím tái tê bì, mất cảm giác thì cần phải nới dây Garo ngay.
B - Đợi đủ khoảng 25-30 phút mới được nới garo.
C - Không cần nới garo, để nguyên hiện trạng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
D - Sau 50- 60 phút mới được nới garo.
9. Xử trí nạn nhân bị say nắng:
A - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo.
B - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, cho nạn nhân uống đủ nước.
C - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát uống thuốc hạ sốt
D - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, chườm mát.
10. Xử trí nạn nhân bị cảm lạnh:
A - Đưa nạn nhân vào nơi kín gió.
B - Đưa nạn nhân vào nơi kín gió,ủ ấm cho nạn nhân.
C - Đưa nạn nhân vào nơi kín gió,ủ ấm cho nạn nhân,xoa dầu.
D - Đưa nạn nhân vào nơi kín gió,ủ ấm cho nạn nhân,xoa dầu, cho nạn nhân uống nước ấm pha đường, trà gừng.
HỌC VIÊN
( Ký , ghi rõ họ tên )
• Anh chị điền đầy đủ thông tin mục (1) (2) (3) (4)
Đề 2 SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÀ NỘI
BÀI KIỂM TRA SƠ CẤP CỨU TẠI CHỖ
Thời gian làm bài: 10 phút.
Họ và tên: …………………….….....…………(1)
Ngày, tháng, năm sinh: ….…..…….....………(2)
Bộ phận làm việc: ……………..........…………
…………………………………….....…………(3)
Tên Công ty: ……………………..........………
…………………………………….....…………(4) Đạt điểm:
Hà Nội, ngày ..…. tháng .….. năm 2018
Giáo viên chấm bài
Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Cấp cứu nạn nhân bị ngừng tim ngừng thở, nếu có 2 người cấp cứu thì sẽ:
A - Một người ép tim 4-5 lần, và một người thổi ngạt 1 lần
B - Một người ép tim 4-5 lần, và một người thổi ngạt 2 lần
C - Một người ép tim 4-5 lần, và một người thổi ngạt thổi 3 lần
D - Một người ép tim 4-5 lần, và một người thổi ngạt thổi 4 lần
2. Xử trí nạn nhân bị say nóng:
A - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, uống đủ nước, chườm mát.
B - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo,cho nạn nhân uống bia.
C - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát uống thuốc hạ sốt
D - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, uống đủ nước, uống thuốc hạ sốt.
3. Nạn nhân bị gãy xương hở ở vị trí cẳng tay, chảy máu nhiều. Anh chị xử lý:
A - Đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế.
B - Cầm máu vết thương rồi nẹp cố định và chuyển tới cơ sở y tế.
C - Nẹp cố định, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
D - Cầm máu vết thương rồi nẹp cố định.
4. Thời gian nới dây Garo:
A - 10- 15 phút. C - 50-60 phút.
B - 25-30 phút. D - 60 -70 phút.
5. Sau khi nẹp xong ổ gãy xương đùi:
A - Tịnh tiến chân lành về phía chân gãy rồi cố định hai chân lại với nhau, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
B - Tịnh tiến chân gãy về phía chân lành rồi cố định hai chân lại với nhau
C - Không cần cố định hai chân với nhau
D - Cố định hai chân và đưa nạn nhân nên cáng.
6. Nguyên tắc cố định gãy xương kín:
A - Cấm co kéo nắn thẳng để nguyên hiện trạng mà cố định.
B - Nắn chỉnh xong rồi cố định.
C - Băng bó xong rồi cố định.
D - Tất cả đáp án A , B và C
7. Sau khi garo cầm máu :
A - Phải ghi giấy (phiếu) : Họ-tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân, Họ-tên người garo, địện thoại, và thời gian đặt garo buộc vào vị trí đặt garo.
B - Phải ghi giấy (phiếu): Họ-tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân, Họ-tên người garo, địện thoại, và thời gian đặt garo buộc vào vị trí đối diện.
C - Phải ghi giấy (phiếu): Họ và tên người garo, địa chỉ, địện thoại, buộc vào vị trí đặt garo.
D - Phải ghi giấy (phiếu) :Tên bệnh nhân địa chỉ, tên người garo, địện thoại, và thời gian đặt garo.
8. Kiểu băng đối với vết thương ở mặt ngoài vị trí gấp khuỷu là:
A - Hình xoáy chôn ốc. C - Hình múi bưởi.
B - Hình số tám. D - Tất cả đáp án trên.
9. Cố định gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi cần mấy nẹp?
A - 1 nẹp. C - 3 nẹp.
B - 2 nẹp. D - 4 nẹp.
10. Khi vận chuyển nạn nhân chấn thương cột sống. Anh chị sử dụng:
A - Cáng cứng C - Võng
B - Cáng mềm D - Cáng cứng có con chèn
HỌC VIÊN
( Ký , ghi rõ họ tên )
• Anh chị điền đầy đủ thông tin mục (1) (2) (3) (4)