Bác sĩ Tom Heffernan - một nhà nghiên cứu của trường Đại học Northumbria đã kiểm tra trí nhớ hàng ngày của những người hút thuốc, bao gồm khả năng nhớ vị trí mà họ đã đặt các đồ vật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc chịu nhiều tác động lên trí nhớ trong thời gian dài hơn là những người không hút thuốc; đồng thời cũng có sự tác động bất lợi đáng kể lên chức năng nhớ hàng ngày ở những người hút thuốc.
https://dancingjuices.com/lost-vape-thelema-elite-40-mystery-edition/
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng việc bỏ hút thuốc lá không đơn giản, vì trong thành phần của khói thuốc có chứa nicotin là chất gây nghiện. Nó tác động lên não tạo ra cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, năng động, sáng tạo, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ.
Nicotin là một hóa chất chứa nitơ, có trong thành phần của một số loại thực vật và được sản xuất tổng hợp.
Nicotin được biết đến là một trong những chất độc gây kích thích thần kinh gây ra cảm giác thư giãn, vui vẻ khi dùng. Đồng thời ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, mạch máu, hệ tiêu hoá, tim và não.
https://dancingjuices.com/aspire-favostix-30w-version-15-mau-moi/
Theo các chuyên gia, nicotin "bắt chước" một số chất dẫn truyền thần kinh gửi tín hiệu lên não, khiến cho tín hiệu trong não tăng lên.
Ảnh hưởng của nicotin đến tim mạch, phổi thường sớm và dễ nhận ra, còn ảnh hưởng đến trí nhớ phải mất một thời gian để nhận thấy.
Adrienne Johnson - trợ lý nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Can thiệp Thuốc lá, Đại học Wisconsin, Madison – đã khẳng định: Hút thuốc gây hại cho mọi cơ quan trên cơ thể con người. Bộ não cũng không ngoại lệ.
Thực tế, năm 2012, một nghiên cứu kiểm tra dữ liệu nhận thức của hơn 7.000 nam giới và phụ nữ trong suốt 12 năm đã cho thấy, những người đàn ông trung niên hút thuốc lá bị suy giảm nhận thức nhanh hơn người không hút và hơn cả phụ nữ hút thuốc lá.
Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, 14% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới có thể do hút thuốc lá. Một phân tích trong năm 2015 về 37 nghiên cứu khác nhau được công bố trên Tạp chí PLOS ONE cũng cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 40%. Một người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên 34%.
Để từ bỏ thuốc lá thành công, yếu tố đầu tiên cần phải có và mang tính quyết định đó là sự quyết tâm. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra một số gợi ý giúp bỏ thuốc lá hiệu quả hơn, đó là: Không cai thuốc đột ngột, vì hút thuốc là một chứng nghiện. Lúc này não bị phụ thuộc vào nicotine.
Theo thời gian, nicotin sẽ thay thế các thụ thể acetylcholine trong não hoạt động truyền tín hiệu, gây ra tình trạng tiếp tục cần nicotine và ngày càng cần nhiều.
Nicotin còn gây ra hội chứng cai nghiện khiến người có ý định bỏ thuốc gặp một số tác dụng phụ như lo lắng, khó chịu, thèm nicotin. Đây là lý do rất nhiều người khó bỏ thuốc.