ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Vị trí địa lý
Công ty TNHH ......... có địa chỉ tại có địa chỉ tại …………
- Sơ lược vị trí:
+ Cách Phòng Cảnh sát PCCCC và CNCH – Công an tỉnh ….. km về phía …………..
+ Cách Đội chữa cháy và CNCH ………. km về phía ……
- Các vị trí tiếp giáp
+ Phía Đông: ..........
+ Phía Tây: ..........
+ Phía Nam: ............
+ Phía Bắc: ..........
- Các vị trí tiếp giáp của nhà xưởng
+ Phía Đông: ..........
+ Phía Tây: ……………..
+ Phía Nam: ........................
+ Phía Bắc: ................
Diện tích: Tổng diện tích mặt bằng của công ty là …… m2, bao gồm các hạng mục công trình: 01 xưởng sản xuất 1.150 m2 và 01 văn phòng (nằm tại tầng 2 khu văn phòng liền kề) có diện tích 140 m2/sàn.
Trong trường hợp xảy ra sự cố về cháy, nổ nếu tổ chức cứu chữa không kịp thời thì đám cháy có thể phát triển nhanh gây nhiều nguy hiểm cho người có mặt, làm việc trong phạm vi cơ sở, khả năng cháy lan sang các khu vực xung quanh là rất cao sẽ gây thiệt hại lớn về người, tài sản, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, vì đây là nơi tập trung đông người với số lượng chất cháy lớn.
II. Giao thông phục vụ cứu nạn cứu hộ
1. Giao thông bên trong cơ sở
- Công ty có 01 cổng ra vào chính nằm ở phía …., rộng …. m, mở ra trục đường … – đường nội bộ của KCN..
- Công ty ……. có đường giao thông nội bộ rộng …… m chạy xung quanh 04 phía của nhà xưởng và văn phòng liền kề. Đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận được mọi vị trí công trình trong công trình khi có sự cố cháy, nổ.
2. Giao thông bên ngoài cơ sở
- Cơ sở nằm tiếp giáp đường ….. – là tuyến đường nội bộ của KCN. Chiều rộng của tuyến đường …..m, đảm bảo cho xe chữa cháy có thể lưu thông thuận lợi để tiếp cận cơ sở trong trường hợp có sự cố xảy ra.
3. Tuyến đường giao thông đi từ các đội chữa cháy chuyên nghiệp đến cơ sở:
- Tuyến đường từ Đội chữa cháy và CNCH ……. đến cơ sở (khoảng …. km): Đội chữa cháy và CNCH huyện ……. → ……. → Cơ sở.
- Tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến cơ sở (khoảng ….. km): Từ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh ……. → ……. → Cơ sở.
- Từ Đội chữa cháy và CNCH ………….. đến cơ sở (khoảng …..km): Từ Đội chữa cháy và CNCH ……. → ……. → Cơ sở. .
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Tính chất hoạt động của cơ sở
Công ty TNHH …….. hoạt động trong lĩnh vực ……….
2. Đặc điểm kiến trúc xây dựng
Công ty TNHH ……..có tổng diện tích ……. m2 được xây dựng theo kết cấu nhà xưởng tiền chế, khu thép chịu lực chính, phía trên mái lợp tôn. Bên trong nhà xưởng được chia thành các phòng, giữa các phòng được ngăn cách với nhau bằng vách panel. Bậc chịu lửa công trình là bậc …. Bên trong nhà xưởng được chia làm 02 đơn nguyên chính gồm khu vực văn phòng liền kề 02 tầng và khu vực sản xuất. Khu văn phòng của Công ty …… nằm tại ……, có diện tích ……. m2.
3. Đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra tai nạn, sự cố
Khi xảy ra sự cố tai nạn ở cơ sở, do tập trung đông người, trong giờ hành chính có thể lên tới khoảng 30 đến 40 người, do vậy dễ dẫn tới hoảng loạn, mất bình tĩnh, chen lấn xô đẩy trong quá trình di chuyển ra khu vực an toàn.
Khi xảy ra sự cố tai nạn sụp đổ công trình; công trình trở nên mất tính chịu lực, các biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng giảm đột ngột. Người lao động bên trong cơ sở và khách hàng có thể hoạng loạn, sợ hãi mất bình tĩnh mà gây ra tai nạn thứ cấp, làm tăng thương vong và quy mô mức độ thiệt hại của sự cố, tai nạn.
Đặc biệt khi xảy ra sự cố cháy nổ, sẽ có các các yếu tố nguy hiểm tác động tới người bị nạn. Cụ thể:
* Nhiệt độ từ đám cháy ảnh hưởng tới quá trình thoát nạn.
Nhiệt độ cao là một trong những yếu tố gây nguy hiểm đối với người bị nạn trong đám cháy. Trong điều kiện cháy thì nhiệt độ tại khu vực cháy và khu vực lân cận sẽ tăng nhanh. Đặc biệt khi cháy xảy ra tại các khu vực sản xuất và kho, đám cháy sinh ra nhiệt lượng cao và nhiều khói, khí độc gây bỏng da, mắt và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bị nạn cũng như người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Vì vậy khi thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ người tham gia cứu nạn, cứu hộ cần sử dụng trang phục bảo hộ, đeo mặt nạ lọc độc...
Nhiệt độ bên trong đám cháy thường rất lớn, nếu đám cháy kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tính chịu lực của các cấu kiện xây dựng dẫn đến sập đổ công trình; tầm hoạt động của con người trong đám cháy bị hạn chế, gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Người bị nạn trong trường hợp này có thể bị các cấu kiện xây dựng đè nén làm bị thương hoặc có thể tử vong.
Ngoài ra yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đến con người trong đám cháy là nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tác động lên bề mặt da đạt tới 420C - 460C gây cho con người cảm giác đau, bỏng rát. Khi nhiệt độ môi trường đạt 690C - 710C sẽ gây ra những nguy hiểm đối với sự sống của con người. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với những người bị kẹt lại trong đám cháy là việc hít phải không khí nóng làm tổn thương đường hô hấp trong, dẫn đến khó thở hoặc bị chết. Khi con người chịu tác động của nhiệt độ trên 1000C sẽ bị ngất và chết sau vài phút. Một nguy hiểm khác do nhiệt độ gây ra đó là làm bỏng ngoài da. Mặc dù y học hiện đại đã có những tiến bộ trong việc điều trị vết thương về bỏng nhưng khi bị bỏng độ II với diện tích bỏng chiếm 30% bề mặt cơ thể thì cơ hội sống còn rất ít.
Các tia bức xạ từ đám cháy cũng là các yếu tố nguy hiểm đối với con người, nếu như cường độ bức xạ nhiệt vào khoảng 1,1 - 1,4 kw/m2 gây cảm giác đau đớn và bỏng rát.
Trong các trường hợp đám cháy lan tới đường thoát nạn, cửa thoát nạn, thì công tác thoát nạn và cứu người bị nạn gặp rất nhiều khó khăn do vậy đòi hỏi lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ khi tiến hành công tác cứu người bị nạn ở đám cháy.
* Sản phẩm cháy độc hại thoát ra từ đám cháy.
Sản phẩm cháy độc hại thoát ra từ đám cháy cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thoát nạn và tìm kiếm, cứu người bị nạn trong đám cháy.
Khi cháy xảy ra sản phẩm cháy (khói) nhanh chóng lan rộng ra một không gian lớn. Trong sản phẩm cháy có chứa nhiều loại sản phẩm của các chất cháy khác nhau, sản phẩm phân hủy nhiệt của một số chất, vật liệu do tác động của nhiệt độ đám cháy. Các sản phẩm cháy này có tính độc gây nguy hiểm cho con người.
Thực tế trong các đám cháy phần lớn nạn nhân bị tử vong là do hiện tượng ngạt thở vì ảnh hưởng của sản phẩm cháy tỏa ra từ đám cháy. Và phần lớn được tìm thấy trên đường thoát nạn. Đối với các lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp được trang bị các thiết bị bảo vệ tuy khói khí độc không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó cũng gây ra không ít khó khăn cho các hoạt động cứu nạn cứu hộ trong đám cháy. Khói làm mất tầm nhìn khiến cho hoạt động tìm kiếm cứu hộ gặp trở ngại, mặt khác nó cũng gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý của cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ nói riêng và đang chiến đấu nói chung.
Link tải: https://link4.net/HFmkx